- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ cần cẩn thận với các nguy cơ biến chứng
Người đái tháo đường hút thuốc tăng gấp đôi nguy cơ tử vong
3 "siêu thực phẩm" dành cho bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường
Rượu quả mọng có thể giúp điều trị bệnh đái tháo đường
4 ảnh hưởng của mùa Đông gây ra cho người đái tháo đường
Vận động nhiều hơn
Tập thể dục giúp chuyển hóa thức ăn tốt hơn, kiểm soát lượng đường huyết và giúp kiểm soát cân nặng trong và sau khi mang thai. Các nhà khoa học khuyến cáo: Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ nên tập các bài tập aerobic vừa phải 150 phút/tuần.
Kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ
Kiểm soát lượng carbohydrate giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết
Nên lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn và giới hạn lượng carbohydrate tiêu thụ vì carbohydrate có thể làm tăng lượng đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng với những phụ nữ mắc đái tháo đường type 1 vì bạn cần xác định liều insulin dựa vào lượng carbohydrate trong cơ thể.
Có một số ứng dụng trên smartphone có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết, đếm carbohydrate trong thực phẩm,… bạn có thể sử dụng.
Tăng cường ăn rau củ
Rau củ có chứa nhiều các chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức. Các loại rau củ cũng có chứa hàm lượng calo và carbohydrate thấp nên không làm ảnh hưởng tới đường huyết.
Các loại rau diếp, cà rốt, dưa chuột, súp lơ xanh là những lựa chọn tốt cho phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Đối phó với tình trạng ốm nghén
Ăn các bữa ăn nhỏ sau mỗi 2 – 3 giờ để tránh các cơn buồn nôn. Nếu bạn phải dùng insulin hoặc các loại thuốc khác, hãy ăn một vài thực phẩm chứa carbohydrate dễ hấp thụ như bánh quy mặn, nước trái cây,… trước khi dùng thuốc để tránh các cơn buồn nôn do cơ thể phản ứng với thuốc.
Hạn chế đường
Hạn chế các loại bánh kẹo, nước ép trái cây,… vì những thực phẩm này chứa nhiều đường có thể làm tăng đường huyết. Không cần phải tránh tuyệt đối nhưng bạn nên kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào để tính toán nếu bạn cần sử dụng insulin sau đó.
Hãy thử các loại nước ép rau xanh vì chúng giàu folate và calci, giúp bạn kiểm soát cơn thèm ngọt.
Cẩn thận những gì bạn uống
Với những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, bổ sung đủ nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, đảm bảo bạn tránh các loại nước ngọt, nước răng lực, nước trái cây cũng như hạn chế đường trong trà và cà phê. Các đồ uống này vừa nhiều calo, vừa là nguyên nhân gây tăng đường huyết.
Tiếp tục theo dõi sau khi sinh
Trên thực tế, các nhà khoa học nhận thấy có tới 35% - 60% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 5 – 10 năm sau khi sinh.
Chính vì vậy, những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên thường xuyên đi khám bác sỹ, theo dõi đường huyết và thay đổi lối sống lành mạnh kể cả sau khi sinh.
Vi Bùi H+ (Theo Foxnews)
TPCN Hộ Tạng Đường chứa Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.
Bình luận của bạn